Khi nhắc tới Ấn Độ, người ta nghĩ ngay đến một đất nước có bề dày lịch sử ngàn năm về văn hóa, tạo được dấu ấn lớn. Văn hóa của Ấn Độ cũng được truyền bá khắp nơi trên thế giới. Và Đông Nam Á cũng nằm trong số đó. Cùng Ferko điểm qua một số ảnh hưởng của văn hóa của Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á nào!
Ảnh hưởng đến chữ viết – Văn học

Tiếng Sanskrit của Ấn Độ đóng vai trò quan trọng, cũng nhờ chữ Sanskrit đó mà các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra bộ chữ cho riêng quốc gia mình.
Theo dòng chảy của văn học Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng nhất định của văn học Ấn. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong các tác phẩm đậm đà bản sắc dân gian như Ramayana. Jakarta, Panchatantra….
Như ở Indonesia vào thời Hindu Buddha, tiếng Phạn và chữ cái Pallawa du nhập từ Ấn Độ đã đem lại cơ sở cho nhiều tộc người ở Indonesia sáng tạo chữ viết riêng cho mình như chữ Java, Sunda, Bali…
Trong suốt bề dày lịch sử của các dân tộc Đông Nam Á, đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của Ấn Độ. Chỉ có Việt Nam là chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Trung Quốc vì hoàn cảnh lịch sử đặc thù, Việt Nam đã chịu ách thống trị và đô hộ của Trung Quốc cả nghìn năm lịch sử.
Ảnh hưởng tới tôn giáo của các nước Đông Nam Á

Có thể nói Ấn Độ là cội nguồn của nhiều tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo…. Tôn giáo có thể coi là dấu ấn lớn nhất của Ấn Độ trên toàn thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng.
Ấn Độ giáo được truyền bá vào khu vực Đông Nam Á vào đầu công nguyên và đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành nhà nước sớm ở khu vực.
Phật giáo cũng du nhập vào Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập sâu vào từng quốc gia bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng đến từng quốc gia không đều nhau. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Phật Giáo du nhập vào Đông Nam Á khoảng thế kỉ I hoặc II trước công nguyên.
Ngày nay, tuy Phật Giáo ở Ấn Độ không phát triển bằng những đạo khác, nhưng ở Đông Nam Á thì Phật giáo được nhiều tín đồ tin theo và những đền chùa được mở ra khắp nơi trên các đất nước này. Chỉ nói đến Myanmar đã có 89% dân số theo đạo Phật.
Chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật kiến trúc
Ảnh hưởng của kiến trúc được thể hiện rõ trong các công trình có tính chất tôn giáo, có thể nói các công trình ở Đông Nam Á nếu không theo kiến trúc thì cũng được xây với mục đích để thờ một vị thần nào đó của Ấn Độ.
Các công trình kiến trúc ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng nhưng chúng lại theo một khuôn mẫu nhất định nào đó của Ấn Độ. Trong kiến trúc Phật giáo, các công trình thường có hình dạng tháp, chiếc bát úp, mái vòm tròn.

Trong kiến trúc Islam thường được thiết kế với mái tròn, cửa vòm có hình tháp nhọn và khoảng sân rộng. Còn đối với kiến trúc Hindu có điểm nhấn là những tầng đỉnh tháp nhọn. Bên ngoài được trang trí bằng những tấm phù điêu với nhiều hình dạng khác nhau.
Một số công trình nổi bật của Đông Nam Á chịu ảnh hưởng lớn của kiến trúc Ấn Độ như Angkor Wat, Pagan, tháp Chàm.
Ẩm thực của các dân tộc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Ấn Độ

Có thể nói ẩm thực của các dân tộc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Ấn Độ. Ẩm thực truyền thống của Ấn Độ với món cà ri nổi tiếng đã phổ biến toàn thế giới và Đông Nam Á không phải là trường hợp ngoại lệ.
Như ở Việt Nam món cà ri của Ấn Độ thường nấu nhiều nước hơn và phổ biến dùng với nhiều hình thức đa dạng.
Lễ hội cũng được du nhập vào Đông Nam Á
Nói về văn hóa của Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á thì sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến lễ hội. Các lễ hội ở Đông Nam Á phần đông được du nhập từ Ấn Độ như tết năm mới của Campuchia, Thái và Lào được diễn ra vào tháng 4 hoặc tháng 5 dương lịch, thời gian chuyển từ mùa khô sang mùa mưa nhằm mục đích cầu mưa qua những tục lệ té nước vào Phật.

Hay như ở Myanmar là lễ hội ánh sáng – vốn là đặc trưng cho nền văn hóa Ấn, lễ hội này còn có tên là Diwali bắt đầu từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Thadingyut.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về văn hóa Ấn Độ đã du nhập như thế nào và để lại dấu ấn như thế nào trong văn hóa các dân tộc Đông Nam Á. Hy vọng đã đem lại những thông tin bổ ích cho các bạn.
Leave a Reply